Thừa hưởng bài thuốc bí truyền của tổ tiên để lại, ông Tráng A Gioỏng (SN 1952, thôn Mỏ Sẻ, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã chữa khỏi cho không ít người bị bệnh.
Ăn nhiều trứng có thể hại gan / Dấu hiệu cảnh báo gan của bạn không được khỏe / Những triệu chứng bệnh gan
Tiếng lành đồn xa, người dân ở các tỉnh lân cận cũng tìm đến ông mua thuốc. Hành nghề y với cái tâm đáng quý, ông Gioỏng chia sẻ: “Khi làm cái nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, tôi thực sự không màng đến vật chất, chỉ nghĩ rằng bài thuốc gia truyền của mình có thể chữa khỏi bệnh cho mọi người là trong lòng cảm thấy vui lắm rồi”.
Chuyển nghề để chữa bệnh cứu người
Trong chuyến đi công tác ở Bắc Giang, chúng tôi tình cờ được nghe câu chuyện về vị lương y Tráng A Gioỏng với bài thuốc Nam gia truyền chữa bệnh gan nức tiếng khắp cả vùng. Được người dân chỉ đường, chúng tôi tìm vào nhà ông Gioỏng khi chiều đã muộn. Con đường ngoằn ngoèo dẫn tới một xóm nhỏ lác đác những ngôi nhà ngói cũ. Dừng chân trước một ngôi nhà có người và xe đông đúc, chúng tôi biết đã đến đúng địa chỉ. Tiếp chúng tôi, ông Gioỏng nhẹ nhàng rót chén trà mời khách rồi trầm tư nhớ lại về chuyện nghề của mình: “Tôi làm nghề bốc thuốc cứu người dường như là cái duyên trời định. Mặc dù gia đình tôi đông anh em nhưng chỉ mỗi tôi theo cha học để chữa bệnh cứu người”.
Theo lời ông Gioỏng, bài thuốc chữa gan được lưu truyền đến ông là đời thứ ba. “Hồi còn nhỏ, tôi đã thấy nhiều người bị bệnh gan đến nhờ ông nội tôi bốc thuốc chữa bệnh. Trước khi mất, ông cho gọi bố và tôi đến gần và bảo bằng mọi giá phải lưu giữ cho được phương thuốc bí truyền để nó không bị mai một và mất đi”. Sau đó, ông Tráng A Báo, cha của ông Gioỏng đã tiếp tục chữa bệnh cho người dân bằng phương thuốc do người cha để lại: “Hồi ấy vì còn quá nhỏ nên tôi chẳng để tâm gì đến việc học phương thuốc bí truyền này. Mãi đến khi cha tôi đã cao tuổi, sợ phương thuốc gia đình bị thất truyền, tôi mới bắt đầu chú tâm học hỏi”.
Theo học phương thuốc bí truyền của gia đình, ông Giỏong bắt đầu được cha chỉ dạy cho những điều cơ bản nhất. Ông chia sẻ: “Khi quyết định làm người “kế nhiệm”, hàng ngày hai cha con tôi phải vào trong tận rừng sâu. Cha chỉ dẫn cho tôi từng loại cây một và tác dụng của nó trong phương thuốc chữa bệnh gan gia truyền. Một số vị thuốc từ cây rừng, tôi chưa bao giờ nghe ông cụ gọi tên mà chỉ được học cách nhận biết. Lâu dần, mình quen nên tự ghi nhớ trong đầu thôi. Sau khi tôi quen với từng loại cây thì cha không đi cùng nữa, mà ông bắt tôi phải vào rừng một mình tự lấy cây thuốc về. Cứ thế, dần dần tôi đã lĩnh hội được hết bài thuốc”.
Những trăn trở giữ gìn bài thuốc bí truyền
Các vị thuốc trong bài thuốc gia truyền đều có tác dụng tốt
Lương y Hà Văn Tiêu – Phó chủ tịch hội Đông y Hà Nội đánh giá: “Các vị chính trong bài thuốc của ông Gioỏng như rành rành, cà gai leo, thần thông, thông mộc, bọ mẩy đỏ… đều có tác dụng trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan. Trong đó, rành rành có tác dụng chữa viêm gan nhiễm trùng vàng da, cà gai leo, thần thông có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ tế bào gan …Có thể, người thầy thuốc đã dựa vào những vị thuốc có công dụng như vậy để hoàn thiện các bài thuốc chữa bệnh gan gia truyền”.
Theo lời ông Gioỏng tâm sự, phương thuốc gia truyền của gia đình chỉ trừ ung thư gan là không chữa được, còn mọi bệnh khác về gan đều khỏi khi uống thuốc của ông. Bài thuốc chữa bệnh gan của ông có hơn 10 vị thuốc, với các vị chủ dược như Rành rành, Cà gai leo, Thần thông, Thông mộc, Bọ mẩy đỏ…
[Ông Gioỏng hướng dẫn một số dược vị được ông nhân giống (Ảnh: Gia đình và xã hội)]
Ông cho biết: “Các loại vị thuốc này, tôi lấy trên rừng về rồi thái nhỏ ra và trộn lẫn với nhau, sau đó gói lại từng gói nhỏ cho người bệnh mang về sắc lấy nước uống. Trong thời gian điều trị, người uống thuốc phải kiêng kỵ các chất tanh như: tôm, cua, cá, ếch, các loại mắm; gia vị có tính cay, nóng, rượu bia và thịt động vật. Tùy từng trường hợp, người bệnh phải uống nhiều hay ít thuốc. Từ trước tới nay, nhiều người đến lấy thuốc của tôi đều vui mừng báo lại có chuyển biến tích cực. Một số bệnh nhân kiên trì điều trị đã khỏi hẳn”.
Những lúc đón nhận tin vui, ông lại thấy vững tin hơn với nghề và thầm cảm ơn cha ông đã giúp mình làm được việc có ích cho đời. “Mỗi một bệnh nhân lành bệnh, phục hồi sức khỏe trở về nhà lại khiến tôi rưng rưng xúc động. Tôi thấy cuộc sống của mình thêm ý nghĩa, có động lực và tinh thần để chia sẻ với bệnh nhân nhiều hơn nữa”, ông Gioỏng tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Nhung (trú tại xã Vô Tranh), một người bị bệnh gan đã từng bốc thuốc của ông Gioỏng, chia sẻ: “Cách đây 5 năm, tôi thấy trong người thường xuyên khó chịu, sức khỏe giảm sút, đi khám ở bệnh viện thì bác sỹ kết luận là xơ gan cổ trướng, rất khó chữa. Gia đình tôi đi bốc thuốc khắp nơi mà bệnh tình vẫn không thuyên giảm, chữa trị thì tốn kém, không có tiền theo thầy theo thuốc nên đành bỏ cuộc. Sau đó không lâu, tôi được người ta mách tìm đến thầy lang Giỏong để bốc thuốc. Uống theo thang thầy đưa cho, tôi đã hoàn toàn khỏi bệnh và khỏe mạnh cho đến bây giờ”.
Tiếng lành đồn xa, căn nhà của ông lúc nào cũng tấp nập người ra vào, có những người tận các tỉnh Phú Thọ, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Thái Nguyên… cũng về đây nhờ ông chữa trị và lấy thuốc về uống. Mỗi lần có người đến lấy thuốc, ông đều hỏi rõ bệnh tình và hướng dẫn rất chu đáo.
Nắm trong tay công thức điều chế bài thuốc gia truyền chữa bệnh gan, ông Gioỏng chỉ trăn trở việc vào rừng lấy các loại dược liệu ngày càng khó khăn. Nhiều loại, ông phải lặn lội vào rừng sâu, treo mình lên những thân cổ thụ cao ngút ngàn mới hái được. Có những loại chỉ sống trong môi trường hoang dại nên việc dự trữ dược liệu của ông cũng gặp nhiều trở ngại. Ông Giỏong tự sự, làm nghề bốc thuốc cũng như đánh một ván cờ, thuốc tốt phải do tay người bốc chứ không phải ai cũng có thể bốc được. Do vậy, ông từng được nhiều người đến ngỏ ý xin học bài thuốc nhưng họ đều thất bại. Chừng ấy năm, chỉ duy nhất anh Tráng A Bảy ( S.N 1984), người con trai lớn của ông kiên trì theo cha lên rừng, lặn lội tìm dược liệu lĩnh hội được bài thuốc bí truyền này. Chứng kiến cha chữa bệnh làm phúc cho đời, anh Bảy cũng tự hứa sẽ trau dồi y bát để nối nghiệp.
Chia tay chúng tôi, ông cười vui vẻ bảo: “Những chuyến đi rừng tìm lá cây để chế ra bài thuốc luôn rình rập hiểm nguy nhưng tôi không nản. Nhờ sự giúp đỡ của con cháu, tôi quyết không để thất truyền bài thuốc cứu người này. Bởi vì ngoài quyền lợi, đó còn là trách nhiệm với tổ tiên”.
Theo GĐXH