Tin tức

Bài thuốc dân gian lưu truyền chữa mề đây, mẫn ngứa, viêm da dị ứng hiệu nghiệm

Hiện nay, thực tế đang có rất nhiều người mắc bệnh dị ứng nổi mề đay, đặc biệt là trẻ. Theo TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn – giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM, khoa Tiêu Hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, dị ứng nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt. Để điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay bên cạnh dùng thuốc thì việc kiêng kỵ trong ăn uống cũng có tác dụng quan trọng.

Cành Lá đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây cảnh khá quen thuộc với nhiều gia đình. Cây đinh lăng  không chỉ sử dụng làm rau sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh mà bạn không thể ngờ tới.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Theo Lương y Đinh Công Bảy, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm).

Cây đinh lang

Công dụng của cây đinh lăng:

– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.

– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.

– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Cây ngổ điếc

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, rau ngổ tốt tươi, phát triển mạnh dưới các triền cát thấp ẩm, bên khe nước chảy hoặc men theo đầm hồ nhỏ. Đã có nhà văn cho rằng: rau ngổ là “quà tặng thiên nhiên” ưu đãi cho vùng cát nóng ở miền Trung Việt Nam.

Rau ngổ, còn gọi là rau om, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae.

Công dụng rau ngổ điếc

Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.

Rau ngổ có hai loại: ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (mọc vòng), dùng loại nào cũng được. Thân và lá có mùi rất thơm, giới “sành ăn” cho rằng rau om có vị giữa quế và cumin, đồng thời thoảng nhẹ thêm mùi chanh vì vậy được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.

Bộ phận dùng:toàn thân cây, người ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua. Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành.

Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.

Tại Trung Quốc, ngò om được dùng để trị chấn thương khi té ngã và trị thủy thũng, sưng kết mạc, mụn ngoài da, rắn cắn và cam tích nơi trẻ em. Ngò om cũng được dùng trị các rối loạn, đau khi có kinh nguyệt, giúp sinh sữa cho sản phụ.

Ở Malaysia: lá rau om được dùng làm thuốc đắp trị đau nhức chân. Rễ và lá, sắc chung để trị nóng sốt, thông đờm khi ho.

Ở Ấn Độ: toàn cây giúp sinh sữa, sát trùng; nước cốt trị nóng sốt, cho sản phụ uống khi sữa bị chua. Lá giã nhỏ đắp vết thương.

Rau ngổ điếc

Dược lý hiện đại cho thấy:

Hoạt tính chống sưng: nghiên cứu tại đại học Mahidol (Thái Lan) cho thấy ngò om có tác dụng chống sưng đau.

Hoạt tính chống oxy hóa: nghiên cứu phối hợp giữa hai đại học Mahidol University, Bangkok (Thái Lan) và Đại học Y dược Toyama (Nhật) ghi nhận nước chiết ngò om bằng methanol và các tinh dầu của L. aromatica có khả năng thu các gốc tự do, các gốc NO và chống được phản ứng per-oxy hóa lipid. Hoạt tính chống oxy hóa của nước chiết bằng methanol mạnh hơn các tinh dầu.

Hoạt tính kháng khuẩn: flavonoid trong ngò om có những hoạt tính diệt khuẩn khi thử trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella typhimurium cho thấy ngò om sát trùng đường ruột và đường tiểu rất tốt.

Hoạt tính diệt tế bào ung thư: nevadensin có hoạt tính diệt tế bào khi thử trên các tế bào ung thư Dalton lymphoma, và ung thư Ehrlich nơi chuột (Swiss albino). Hoạt tính diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75mcg/ml (International Journal of Pharmacology số 29-1991).

Bông lúa rài (lúa tinh khôn)

Bông lúa rài (lúa tinh khôn)

Cây lúa rài tự lớn lên trên gốc rạ không chăm sóc,nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao.

Cách làm bài thuốc như sau :

Chuẩn bị 2 lít nước 

Lá cây đinh lăng (cây nhỏ lá) 50 g

Rau ngủ điếc : 50 g

Bông lúa rài (lúa tinh khôn) 6 bông

Trước khi nấu rửa thật sạch từng loại 

Đêm đun sôi còn 1,5 lít nước, để nguội chắc vào binh để tủ lạnh uống có liều lượng trong ngày .

Sáng 2 lần, chiều 2 lần .tối 1 lần trước khi đi ngủ.

(Không nên nấu quá đậm đặc mà nấu loãng dễ uống)

Lưu ý:

Bài thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai cho con bú.

Người có tiền sử, tim mạch, huyết áp .

Chế độ ăn kiêng cử cho bệnh dị ứng mề đay là yếu tố được nhiều người quan tâm khi điều trị và phòng tránh bệnh này.

Y học cổ truyền gọi bệnh mề day là phong chẩn khối .Nguyên nhân do phong hàn,phong nhệt hoăc các nhan tố khác như thức ăn, thuốc, ký sinh trùng làm xuất hiện ở da những nốt ban ,ngứa ,đỏ da hoặc phù tạị chỗ.

Ngoài việc kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng, mề đay, sẩn ngứa phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau.

Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng).

Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp; uống ít nước.

Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…

Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng…

Đối với trẻ em: Cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng…

Riêng với người bị bệnh mề đay, sau khi điều trị khỏi, nếu người bệnh vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không.

Ví dụ, một ngày ăn toàn thịt gà (không ăn món nào khác), nếu bị dị ứng thì xác định nguyên nhân do thịt gà gây nên

Songkhoe.net

Bài thuốc dân gian lưu truyền chữa mề đây, mẫn ngứa, viêm da dị ứng hiệu nghiệm
Quảng cáo

Đối tác khách hàng

Đăng ký nhận tin

Vui lòng đăng ký nhận tin để biết thêm thông tin quảng cáo và quà tặng