Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ bị ung thư vú hoặc có nguy cơ ung thư vú cao nên giảm lượng phytoestrogen trong chế độ ăn. Mà phytoestrogen có nhiều nhất trong đậu nành.
Bạn tôi bị ung thư vú và bác sĩ yêu cầu ngừng ăn các sản phẩm từ đậu nành. Trước đó, cô ấy ăn đậu phụ ít nhất 3 lần/tuần. Vậy có một mối liên hệ nào giữa đậu nành và ung thư vú không? Tôi có nguy cơ nếu ăn nhiều đậu phụ không?
Trả lời:
Bác sĩ có thể đang lo ngại rằng estrogen có thể gây ung thư vú. Một trong những cách điều trị ung thư vú hiệu quả là ngăn chặn sự sản sinh quá mức estrogen. Đậu nành có estrogen nhưng tôi tin rằng một lượng vừa phải đậu nành trong chế độ ăn vẫn là rất tốt cho hầu hết chúng ta.
ADVERTISEMENT
Trong chế độ ăn uống hằng ngày, có một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa hợp chất gọi là phytoestrogens. Ngay cả đậu xanh, đậu phộng đều có phytoestrogen nhưng nhiều nhất là trong hạt lanh và các sản phẩm từ đậu nành. Các hợp chất thuộc nhóm phytoestrogen này chính là những flavonoid, isoflavones, coumestans hoặc lignans mà bạn thường nghe nói.
Các phytoestrogens có một số hoạt động giống estrogen “xịn” và có 1 số hoạt động kháng estrogen. Lo lắng là sự kích thích estrogen có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư vú. Trong vài năm trở lại đây, chúng tôi nhận thấy những người dùng liệu pháp thay thế estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh tăng nguy cơ bị ung thư vú và kết quả này đáng chú ý hơn mọi hình thức kích thích estrogen khác.
Ngay cả trong số các sản phẩm đậu nành cũng có sự khác biệt về số lượng phytoestrogen. Một cuộc khảo sát các loại thực phẩm cho thấy 100 gram hạt lanh có lượng phytoestrogen cao gấp 4 lần so với 100g đậu nành; 100 gram đậu nành có lượng phytoestrogen nhiều gấp 3 so với 100 gram đậu phụ và gấp 33 lần so với 100g sữa đậu nành.
Có ý kiến cho rằng một chế độ ăn uống với lượng phytoestrogens từ mức vừa đến mức cao có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa loãng xương. Một số nghiên cứu dân số cũng cho thấy lượng phytoestrogen cao có thể có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư vú và lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ và bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao dân châu Á có tỷ lệ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tuyến tiền liệt thấp.
Trong khi các nghiên cứu dựa trên khảo sát dân số cho thấy lợi ích lớn từ chế độ ăn giàu phytoestrogens thì các nghiên cứu động vật lại nhận thấy với lượng phytoestrogens lớn, sẽ thực sự kích thích sự phát triển ung thư vú và ung thư tử cung.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là phytoestrogens làm giảm giảm tác dụng của 1 số loại thuốc dùng điều trị ung thư vú. Vì thế nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ bị ung thư vú hoặc có nguy cơ ung thư vú cao nên giảm lượng phytoestrogen trong chế độ ăn.
Đối với người có nguy cơ mắc ung thư vú ở mức trung bình, liều lượng là vấn đề cốt lõi trong các câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Có một sự khác biệt giữa các mức cao cao của phytoestrogens trong chế độ ăn uống và liều lượng rất cao trong việc dùng chất bổ sung.
Sẽ là hợp lý nếu một người có nguy cơ mắc bệnh trung bình ăn 1 lượng vừa phải các sản phẩm đậu nành như đậu phụ, bơ đậu nành, hạt đậu nành, đậu nành và bánh mì kẹp thịt. Đó sẽ là một phần của chế độ ăn uống khỏe mạnh toàn diện.