Tin tức

Làm gì khi phát hiện ung thư vú?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia ở Viện Ung thư vú Quốc gia Mỹ (NBCF), dù có bị ung thư vú hoặc nghi có khối u bất thường thì mọi người cần phải bình tĩnh và thực hiện đầy đủ số bước cần thiết.

Bước 1: Tư vấn

Nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa tại các trung tâm chuyên điều trị bệnh ung bướu. Có ba nơi cần tư vấn là bác sĩ đã từng điều trị cho bản thân, cho gia đình: hai là bác sĩ chuyên phẫu thuật điều trị bệnh ung thư vú và ba là hãng bảo hiểm y tế, vì đây là nơi có thể hỗ trợ kinh phí cho quá tình điều trị của người bệnh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ bệnh của cá nhân

– Trước tiên, cần ghi cụ thể chi tiết về khối u đã phát hiện ra: Kích thước, mức độ thay đổi, thời gian xuất hiện…

– Thống kê những loại thuốc đã sử dụng, kể cả thuốc kê theo đơn hay thuốc không kê đơn, thuốc bổ, thực phẩm dinh dưỡng…

– Thống kê số lần chụp ngực bằng kỹ thuật X-quang trong vòng 2 năm gần đây, kể cả phim chụp, nhận xét của bác sĩ.

– Tóm tắt quá trình phát triển khối u hoặc những kết quả bất thường sau khi chụp X-quang. Nếu đã qua sinh thiết nên tập hợp kết quả. Ngoài ra, cũng cần tóm tắt tiểu sử mắc bệnh ung thư vú trong gia đình.
Bước 3: Đi khám

Để có kết quả chính xác, bác sĩ có thể thực hiện 3 phương pháp khám như khám thể chất, kiểm tra bằng kĩ thuật hình ảnh và sinh thiết.

Kiểm tra thể chất có nghĩa là kiểm tra trực tiếp tất cả các mô vú, hạch bạch huyết, kiểm tra ở tư thế nằm, ngồi và theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Kiểm tra kĩ thuật hình ảnh: Chụp X-quang hay chụp quang tuyến vú và dò siêu âm. Tùy thuộc mức độ mắc bệnh cũng như kết quả những lần chiếu chụp trước đó mà bác sĩ có thể làm thêm các bước chụp mới. Kĩ thuật chụp X-quang được xem là phổ biến. Bằng kĩ thuật X-quang bác sĩ sẽ biết được kết quả, tuy nhiên cũng có tới 20% không thể hiện rõ kết quả mà người ta phải làm thêm bước siêu âm và sinh thiết.

Siêu âm: Mục đích của siêu âm là đánh giá cụ thể khối u đã sờ thấy, xác định cấu trúc là u nang chứa chất lỏng hay u cứng. Trường hợp là khối u cứng không phải là u nang đơn giản thì phải thực hiện bước sinh thiết tiếp theo.

Sinh thiết hỗ trợ bằng chân không: Trong kỹ thuật này người ta sẽ lấy mẫu mô trong vú phân tích để xác định u lành hay ác tính, chỉ trong vòng 2 – 3 ngày là biết kết quả. Ngoài kiểm tra sinh thiết bằng chân không còn có kĩ thuật sinh thiết cắt bỏ, có nghĩa là cắt bỏ khối u, nhất là trong trường hợp u ác tính.

Bước 4: Chờ kết quả

Phần lớn những người đi khám đều hồi hộp muốn biết sớm kết quả. Khi nhận kết quả nên rủ người thân cùng đi, trường hợp âm tính cũng nên phô-tô lại các kết quả để lưu vào hồ sơ, tham khảo cho những lần khám tiếp theo. Trường hợp xấu chẳng may mắc bệnh cũng không nên quá bi quan, thất vọng. Nên chụp lại các kết quả khám bệnh và nên tư vấn bác sĩ cụ thể về bệnh tình, như dạng bệnh, mức độ bệnh cũng như những điều cần làm, đặc biệt là cách điều trị.

Nếu chưa thật tin vào kết quả khám bệnh có thể tư vấn khám tiếp. Đặc biệt tư vấn cách hỗ trợ, điều trị, phương pháp thử nghiệm di truyền đối với 2 loại gen mà người ta tình nghi là thủ phạm mắc bệnh là gen BRCA1 và BRCA2. Hiện nay khoa học phát triển, người ta có thể yêu cầu phân tích di truyền các mô sinh thiết, trong số này có kĩ thuật mới là Oncotyne DX, có khả năng kiểm tra các gen và dự báo được rủi ro mắc bệnh và khả năng tái phát trong tương lai. Phương pháp này chỉ nên dùng khi phát hiện ra các khối u lympo mà không tìm thấy tế bào ung thư trong đó.

Làm gì khi phát hiện ung thư vú?
Quảng cáo

Đối tác khách hàng

Đăng ký nhận tin

Vui lòng đăng ký nhận tin để biết thêm thông tin quảng cáo và quà tặng